Trong bối cảnh giá dầu lao dốc mạnh mẽ và khó có khả năng hồi phục trong trung hạn, giới quan sát lo ngại cho tương lai của ngành năng lượng thay thế, hay năng lượng xanh. Liệu giá dầu quá thấp sẽ khiến những dự án phát triển năng lượng xanh không còn hấp dẫn nhà đầu tư cũng như các chính phủ?
Hình ảnh minh họa
Giá dầu WTI hiện được giao dịch dưới 50USD/thùng, trong khi dầu Brent quanh mức 60USD/thùng. Đây là mức giá cách nay vài năm không ai có thể nghĩ tới. Giá dầu hạ khiến các loại năng lượng tái tạo dường như ít được yêu thích hơn. Nhưng thực tế có thể không như vậy.
Thu khó bù chi
Từ nay đến năm 2035, sẽ có khoảng 40.000 tỷ USD được đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA). Khi giá dầu giảm xuống dưới 50USD/thùng như hiện nay, các chính phủ sẽ tiết kiệm được hàng chục tỷ USD tiền mua dầu dự trữ. Liệu số tiền dôi dư này có được thêm vào ngân sách hỗ trợ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch, hay sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và công nghệ sạch?
Có khoảng 12.000 tỷ tấn hydrocacbon (thành phần chủ yếu của dầu thô) tồn trữ trong vỏ trái đất. Những dạng hydrocacbon rẻ tiền, chẳng hạn như dầu từ mỏ Ghawar ở Saudi Arabia, đã được tìm thấy và hầu hết các mỏ này được khai thác ở mức đỉnh sản lượng. Việc bán thứ dầu rẻ này không phải là mục tiêu của các quốc gia vùng Vịnh, vốn cần nguồn thu để cấp ngân sách cho các chương trình xã hội phức tạp được thiết kế để làm dịu lòng dân chúng trước sự độc tài của họ.
Bên ngoài vùng Vịnh, việc khai thác dầu thường tiến hành trên những khu vực có chi phí đắt đỏ hơn, như dầu cát ở Alberta, Canada, dầu đá phiến ở Hoa Kỳ hay dầu từ những mỏ ở đáy biển ngày càng sâu hơn.
Giá dầu sụt giảm mạnh đã mang lại một nút thắt thực tế cho các nhà đầu tư năng lượng. Theo đó, nếu chi phí sản xuất cao hơn 70USD/thùng, việc đầu tư thực sự là lãng phí. Thăm dò và sản xuất dầu là những hoạt động luôn mang tính đặt cược đầu cơ, với những kết quả rất dễ bay hơi.
Tờ Financial Times của Anh đã báo cáo rằng trong 2.000 tỷ USD đầu tư của toàn ngành năng lượng vào năm ngoái, có tới 930 tỷ USD bị mất trắng. Điều này không có gì ngạc nhiên, bởi trước đó, các nhà quản lý quốc tế đã có đánh giá cảnh báo về bong bóng đầu tư trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch.
Hiện có khoảng 70.000 tỷ USD có sẵn trong các quỹ hưu trí và các công ty bảo hiểm để dành cho đầu tư năng lượng. Liệu dầu và khí vẫn là một bến cảng an toàn cho các quỹ này? Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong các quỹ này đã giảm từ hơn 20% trong năm 2008 xuống mức dự báo 5% trong năm nay, với tương lai dự báo còn ít ỏi hơn. Giá dầu thấp đã thổi mất hàng tỷ USD lợi nhuận từ các khoản đầu tư tương lai, trong khi nếu giá hồi phục trở lại, việc thăm dò mỏ mới chắc chắn sẽ gây xung đột về môi trường và chính trị.
Các chủ sở hữu và các nhà đầu tư vào những công ty có mức tồn kho nhiên liệu hóa thạch lớn phải đối mặt với một rào cản khác. Các nhà khoa học tính toán rằng nếu nhiệt độ toàn cầu gia tăng cỡ 2°C vào năm 2050, nồng độ CO2 trong khí quyển sẽ ở mức 450 phần triệu. Điều này có nghĩa trong số 12.000 tỷ tấn dự trữ nhiên liệu hóa thạch, chỉ 936 tỷ tấn có thể được sử dụng. Một báo cáo được công bố trên tạp chí Nature cho biết việc các chính phủ trên thế giới đổ chi phí đáng kể vào việc thăm dò nhiên liệu hóa thạch là không cần thiết, “vì bất kỳ khám phá mới nào cũng không thể dẫn đến tăng tổng sản lượng”.
Vì vậy, cho dù ở mức 40USD/thùng hay 120USD/thùng, phần lớn dự trữ dầu mỏ cũng không được khai thác. Chỉ riêng điều này cũng đủ khiến các nhà đầu tư thấy được việc đặt cược dài hạn vào nhiên liệu hóa thạch hoàn toàn không hấp dẫn.
Thay thế hay chủ đạo?
Các nhà đầu tư cũng cần phải trả lời câu hỏi này: Chi phí trên carbon ở mỗi quốc gia trong tương lai sẽ ở mức nào?. Vì sẽ có một mức giá trên carbon để kìm hãm sự nóng dần lên của trái đất. Như vậy, năng lượng hóa thạch thực sự quá rủi ro, làm sao các quỹ hưu trí hay các quỹ đầu tư có thể an tâm vung tiền đầu tư vào lĩnh vực này. Thay vào đó, họ sẽ đổ tiền vào đâu để tìm kiếm lợi nhuận?
Thay thế hay chủ đạo?
Các nhà đầu tư cũng cần phải trả lời câu hỏi này: Chi phí trên carbon ở mỗi quốc gia trong tương lai sẽ ở mức nào?. Vì sẽ có một mức giá trên carbon để kìm hãm sự nóng dần lên của trái đất. Như vậy, năng lượng hóa thạch thực sự quá rủi ro, làm sao các quỹ hưu trí hay các quỹ đầu tư có thể an tâm vung tiền đầu tư vào lĩnh vực này. Thay vào đó, họ sẽ đổ tiền vào đâu để tìm kiếm lợi nhuận?
Năng lượng tái tạo được xem là lĩnh vực thuyết phục để thay thế dầu và khí đốt làm nơi trú ẩn lâu dài cho các quỹ hưu trí trên thế giới. Năng lượng gió và mặt trời hiện là kênh đầu tư ít rủi ro; trong khi đầu tư vào công nghệ bảo quản pin và lưới điện thông minh đang dịch chuyển nhanh chóng từ loại có rủi ro tầm trung đến rủi ro thấp. Công nghệ điện gió hiện nay rất đáng tin cậy, với tuabin hiện đại có thể cung cấp điện trong 98% thời gian hoạt động.
Chi phí phát triển điện gió cũng đã giảm tới 30% trong vòng 7 năm qua. Các yếu tố cơ bản của năng lượng gió khiến nó cực kỳ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quỹ hưu trí. Hầu như tất cả chi phí điện gió được hạch toán vào chi phí vốn. Năng lượng gió là miễn phí và luôn mang tính địa phương. Nó sẽ luôn ở đó, tạo ra điện mà không gây ô nhiễm, không tốn nước. Các phần linh kiện tạo ra điện gió cũng rất dễ sản xuất và dễ thay thế, trong khi về cơ bản, một tuabin gió có thể tồn tại vô thời hạn.
Chi phí phát triển điện gió cũng đã giảm tới 30% trong vòng 7 năm qua. Các yếu tố cơ bản của năng lượng gió khiến nó cực kỳ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quỹ hưu trí. Hầu như tất cả chi phí điện gió được hạch toán vào chi phí vốn. Năng lượng gió là miễn phí và luôn mang tính địa phương. Nó sẽ luôn ở đó, tạo ra điện mà không gây ô nhiễm, không tốn nước. Các phần linh kiện tạo ra điện gió cũng rất dễ sản xuất và dễ thay thế, trong khi về cơ bản, một tuabin gió có thể tồn tại vô thời hạn.
Giá dầu hạ khiến đầu tư vào dầu mỏ trở nên kém hấp dẫn.
Năng lượng mặt trời cũng mang các yếu tố cơ bản giống năng lượng gió, thêm vào đó là lợi thế về quy mô linh hoạt, chẳng hạn có thể triển khai theo dạng hộ gia đình bằng việc lắp pin mặt trời trên mái nhà hoặc có thể phát triển lớn thành một nhà máy quy mô. Tuy nhiên, chính đặc tính linh hoạt về quy mô lại cũng là điểm yếu của năng lượng mặt trời vì nó phá hỏng các dự án phát triển nhà máy lớn, đặt chúng vào khung có nguy cơ cao cùng với các công ty dầu mỏ và khí đốt.
Một trang trại năng lượng gió hay năng lượng mặt trời với một hợp đồng bao tiêu là kênh đầu tư rủi ro thấp nhất đối với một quỹ hưu trí. Nó không phụ thuộc vào việc giá dầu hay giá than, giá khí đốt tăng hay hạ thế nào; giá năng lượng tái tạo vẫn không đổi trong suốt vòng đời của một khoản đầu tư - trở thành một phương tiện hoàn hảo để cung cấp những lợi nhuận cho những người nghỉ hưu trên thế giới.
Vì vậy, nhiều nhà quan sát tin rằng năng lượng thay thế là không còn có vai trò thay thế, mà đã đóng vai trò chủ đạo. Chính dầu mỏ mới là loại năng lượng “ngoài rìa”, và các nhà đầu tư cần phải thừa nhận thực tế đó.
Một trang trại năng lượng gió hay năng lượng mặt trời với một hợp đồng bao tiêu là kênh đầu tư rủi ro thấp nhất đối với một quỹ hưu trí. Nó không phụ thuộc vào việc giá dầu hay giá than, giá khí đốt tăng hay hạ thế nào; giá năng lượng tái tạo vẫn không đổi trong suốt vòng đời của một khoản đầu tư - trở thành một phương tiện hoàn hảo để cung cấp những lợi nhuận cho những người nghỉ hưu trên thế giới.
Vì vậy, nhiều nhà quan sát tin rằng năng lượng thay thế là không còn có vai trò thay thế, mà đã đóng vai trò chủ đạo. Chính dầu mỏ mới là loại năng lượng “ngoài rìa”, và các nhà đầu tư cần phải thừa nhận thực tế đó.
(còn tiếp)
Văn Cường - Sài Gòn Đầu Tư
Văn Cường - Sài Gòn Đầu Tư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét