Đường đua dài tới 1.400 km ở Atacama khô cằn, nhưng lại có tỷ lệ bức xạ mặt trời cao nhất hành tinh.
Mới đây, 20 đội đua xe ô tô năng lượng mặt trời khắp thế giới đã tề tựu tại sa mạc Atacama, Chile để tham gia cuộc đua dành riêng cho các loại phương tiện này. Tuy không phải đặc biệt, song nó lại thổi một luồng sinh khí vào lĩnh vực năng lượng sạch cho tương lai.
Thân thiện, chi phí thấp
Những tay đua đến từ nhiều quốc gia, trong khuôn khổ cuộc đua mang tên Solar Atacama Rally (SAR), độ dài đường đua lên tới 1.400 km ở Atacama khô cằn, nhưng lại có tỷ lệ bức xạ mặt trời cao nhất hành tinh. Đường đua chạy qua khu vực núi lửa và cả những đỉnh núi mù sương quanh năm tuyết phủ tại Andes.
Theo PV của BBC, những cuộc đua kiểu này liên tục được xem là thời sự. Nó không gây ồn ào như các cuộc đua Formula 1 (Công thức 1); Nhưng lại thu hút rất đông sự quan tâm của dư luận bởi tính mới lạ, như: Năng lượng sử dụng, kiểu dáng cho đến hàm lượng chất thải carbon gần như bằng 0.
Những chiếc xe tham dự có hình thù lạ, trông xa như những phi thuyền thám hiểm không gian, phía trên lắp các tấm panel mặt trời. Lại có cả những chiếc xe ba bánh, hay những chiếc xe giống như thuyền gỗ, vừa được hỗ trợ bằng năng lượng mặt trời lại sử dụng cả năng lượng bàn đạp. Phần lớn có tốc độ tới 140 km/h, nhưng đôi khi phải chấp hành các quy định về tốc độ giao thông của nước chủ nhà.
Theo Abdulrahman Alkhatib, tay đua người Arab Saudi trong đội hình Đại học Tokai, Nhật Bản thì bản thân anh ta từng tham gia nhiều cuộc đua tại châu Phi, châu Đại Dương và giờ đây muốn thử sức tại khu vực Nam Mỹ. Lái xe năng lượng mặt trời không giống lái xe bình thường. Chỉ cần cơn gió nhẹ cũng có thể ảnh hưởng đến tay lái, nhất là khi qua các cua dốc tốc độ cao.
Chile là nơi tốt nhất trên thế giới cho các tay đua sử dụng phương tiện năng lượng mặt trời vì vậy thi tài ở đây giúp phát huy sở trường của nhiều loại phương tiện giao thông lẫn khả năng của các tay đua.
Mới đây, 20 đội đua xe ô tô năng lượng mặt trời khắp thế giới đã tề tựu tại sa mạc Atacama, Chile để tham gia cuộc đua dành riêng cho các loại phương tiện này. Tuy không phải đặc biệt, song nó lại thổi một luồng sinh khí vào lĩnh vực năng lượng sạch cho tương lai.
Thân thiện, chi phí thấp
Những tay đua đến từ nhiều quốc gia, trong khuôn khổ cuộc đua mang tên Solar Atacama Rally (SAR), độ dài đường đua lên tới 1.400 km ở Atacama khô cằn, nhưng lại có tỷ lệ bức xạ mặt trời cao nhất hành tinh. Đường đua chạy qua khu vực núi lửa và cả những đỉnh núi mù sương quanh năm tuyết phủ tại Andes.
Theo PV của BBC, những cuộc đua kiểu này liên tục được xem là thời sự. Nó không gây ồn ào như các cuộc đua Formula 1 (Công thức 1); Nhưng lại thu hút rất đông sự quan tâm của dư luận bởi tính mới lạ, như: Năng lượng sử dụng, kiểu dáng cho đến hàm lượng chất thải carbon gần như bằng 0.
Những chiếc xe tham dự có hình thù lạ, trông xa như những phi thuyền thám hiểm không gian, phía trên lắp các tấm panel mặt trời. Lại có cả những chiếc xe ba bánh, hay những chiếc xe giống như thuyền gỗ, vừa được hỗ trợ bằng năng lượng mặt trời lại sử dụng cả năng lượng bàn đạp. Phần lớn có tốc độ tới 140 km/h, nhưng đôi khi phải chấp hành các quy định về tốc độ giao thông của nước chủ nhà.
Theo Abdulrahman Alkhatib, tay đua người Arab Saudi trong đội hình Đại học Tokai, Nhật Bản thì bản thân anh ta từng tham gia nhiều cuộc đua tại châu Phi, châu Đại Dương và giờ đây muốn thử sức tại khu vực Nam Mỹ. Lái xe năng lượng mặt trời không giống lái xe bình thường. Chỉ cần cơn gió nhẹ cũng có thể ảnh hưởng đến tay lái, nhất là khi qua các cua dốc tốc độ cao.
Chile là nơi tốt nhất trên thế giới cho các tay đua sử dụng phương tiện năng lượng mặt trời vì vậy thi tài ở đây giúp phát huy sở trường của nhiều loại phương tiện giao thông lẫn khả năng của các tay đua.
Công nghệ ngày càng hoàn thiện
Xe năng lượng mặt trời được con người quan tâm từ lâu, nhất là những năm 80 ở thế kỷ trước thông qua các cuộc đua kiểu này. Ban đầu tốc độ chỉ đạt 67 km/h như cuộc đua năm 2007 tổ chức tại Australia, sau lên tới 90 km và hiện nay đã vượt mốc 100 km/h. Các loại xe năng lượng mặt trời thường dùng tế bào quang điện để chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng hoặc để cấp năng lượng cho động cơ trực tiếp hoặc dùng cho sạc pin để sử dụng về sau.
Theo ông Chris Selwood, Giám đốc Công ty World Solar Challenge của Australia, tốc độ của các loại xe năng lượng mặt trời ngày càng được cải tiến. Chiếc xe đầu tiên có tốc độ 24 km/h nhưng nay đã vượt trên 100 km/h. Thành công này phần lớn nhờ vào hiệu suất của các tế bào năng lượng mặt trời. Các tế bào năng lượng ra đời cách đây 30 năm chỉ đạt hiệu suất 14% hiệu quả nhưng hiện nay đã tăng gấp đôi hoặc gấp ba. Ngoài ra, trọng lượng xe cũng được cải thiện đáng kể do sử dụng vật liệu composite, vừa bền lại vừa nhẹ hơn so với kim loại.
Mặc dù công nghệ năng lượng mặt trời ngày càng hoàn thiện, đồng thời có sự tác động không nhỏ của tiến bộ khoa học, nhưng nhiều người vẫn e ngại tương lai của các loại ô tô năng lượng mặt trời còn hạn chế.
Ông Chris Selwood cho rằng, những năm gần đây, công nghệ xe hơi năng lượng mặt trời phát triển nhanh trong khi đó con người lại thích sử dụng xe chạy điện, chạy pin lithium và cả xe năng lượng mặt trời. Rất nhiều người chỉ đi 40 km một ngày, nên dùng ô tô năng lượng mặt trời là rất phù hợp.
Cũng theo Chris Selwood, những chiếc xe mà mọi người nhìn thấy trong cuộc đua tại Chile vừa qua đích thực là cuộc đua Formula 1 của các loại xe hơi chạy bằng năng lượng mặt trời. Và xa hơn, tương lai của xe điện nói chung và xe năng lượng mặt trời là rất tươi sáng. Dự kiến, trong ba năm tới sẽ có nhiều xe điện xuất hiện trên các đường phố ở nhiều nơi trên thế giới.
(Khắc Nam - Baomoi.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét