Việt Nam có bức xạ Mặt Trời vào loại cao trên thế giới, với số giờ nắng dao động từ 1.600-2.600 giờ/năm, đặc biệt là khu vực phía Nam. Việt Nam hiện có trên 100 trạm quan trắc toàn quốc để theo dõi dữ liệu về năng lượng mặt trời. Tính trung bình toàn quốc thì bức xạ Mặt Trời dao động từ 3,8-5,2 kWh/m2/ngày. Tiềm năng điện Mặt Trời là tốt nhất ở các vùng từ Thừa Thiên Huế trở vào miền Nam (bức xạ dao động từ 4,0-5,9 kWh/m2/ngày).
Tại miền Bắc, bức xạ Mặt Trời dao động khá lớn, từ 2,4-5,6 kWh/m2/ngày, trong đó vùng Đông Bắc trong đó có Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng thấp nhất, với thời tiết thay đổi đáng kể theo mùa[xiv]. Theo các tính toán gần đây, tiềm năng kỹ thuật cho các hệ hấp thu nhiệt Mặt Trời để đun nước là 42,2 PJ, tiềm năng hệ điện Mặt Trời tập trung/hòa mạng (intergrated PV system) là 1.799 MW và tiền năng lắp đặt các hệ điện Mặt Trờicục bộ/gia đình (SHS: solar home sytem) là 300.000 hộ gia đình, tương đương với công suất là 20 MW (Nguyễn Q. Khánh, 2005).
Việc khai triển điện Mặt Trời bắt nguồn từ "Chương trình nhà nước về Năng lượng tái tạo" trong giai đoạn 1980-1990, với các đề tài về pin mặt trời, sấy, làm lạnh, chưng cất nước và đun nước nóng. Tuy nhiên, do hạn chế về kinh phí, phần lớn các đề tài chỉ dừng ở mẫu thí nghiệm hoặc sản xuất quy mô nhỏ, chưa được chuyển giao vào các ứng dụng quy mô công nghiệp. Cho đến nay, các hoạt động nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực năng lượng Mặt Trời vẫn tương đối chậm, không có tính đột phá do thiếu nguồn vốn đầu tư và đề tài. Do đó việc sử dụng năng lượng Mặt Trời để đun nước nóng và làm nguồn điện sinh hoạt hiện chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ.
5.7.1. Đun nóng nước
Cả nước hiện chỉ có trên 10 cơ sở kinh doanh hoặc sản xuất thiết bị đun nước nóng với tổng diện tích đã lắp đặt khoảng 4.000 m2, trong đó bao gốm 1.120 hệ thống gia đình qui mô diện tích 2-4 m2, 60 hệ thống cộng đồng/chuyên dụng qui mô diện tích 10-50 m2 lắp tại các bệnh viện, trường học, nhà trẻ ...
5.7.2.Hệ thống quang điện
Đây là dạng tiềm năng khai thác NLMT lớn nhất và được ứng dụng rộng rãi nhất trong nước. Pin Mặt Trời hiện chỉ được dùng ở vùng sâu vùng xa, phục vụ sinh hoạt, thông tin và liên lạc tàu bè. Do giá thành còn cao (60 xu Mỹ/kWh) nên điện Mặt Trời chưa được dùng rộng rãi. Điện năng lượng Mặt Trời có lợi thế cung cấp cho các hộ gia đình, khu vực dân cư nông thôn biệt lập mà truyền tải lưới điện quốc gia rất tốn kém[xvii]
Cho đến nay, Việt Nam đã lắp đặt hơn 1000 kW hệ thống Pin mặt trời[xviii]. Hầu hết các hệ quang điện được lắp đặt chỉ có công suất tương đối nhỏ, từ 50-1000 Wp (trừ các hệ thống quang điện cho Viễn Thông và An Toàn Hàng Hải). Có thể chia thị trường ĐMT tại Việt Nam như thành 3 thị phần như sau:
+ chuyên dụng (50%), sử dụng đặc biệt rộng rãi trong Viễn Thông và An Toàn Hàng Hải, tổng công suất đạt tới hơn 440.000 Wp, chiếm gần 44 % tổng công suất ĐMT toàn quốc.
+ dùng cho cơ quan, bệnh viện, trung tâm dân cư và trạm nạp ác quy (30%); các trạm ĐMT có công suất từ 500-1000 Wp được lắp đẵt dùng để sạc ắc qui và đễ của cắp cho các hộ dân xung quanh (47); các hệ ĐMT có công suất từ 250-500 Wp được lắp để chiếu sáng trong bệnh viện, bệnh xá và các nhà văn hóa xã, địa phương (570).
+ các hộ gia đình (20%). Trong số này, khoảng 5000 hệ quang điện đã được lắp đặt trong cả nước, với tổng công suất là 650 kW. Hệ QĐ gia đình cũng đang dần dần chiếm thị phần, trong đó phải kể đến khoảng 1000 hệ đã được lắp tại Nam Bộ. Các hệ gia đình có công suất từ 50-67 Wp được chủ yếu lắp tại các địa phương vùng xâu vùng xa, hải đảo cho việc chiếu sáng và sử dụng cho TV, radio (2800).
Sau đây là ví dụ về một số các dự án ĐMT ở Việt Nam:
+ Hệ thống ĐMT liên kết với tiểu thủy điện (micro-hdyro) có công suất 125 kW (100 kW ĐMT và 25 kW tiểu thủy điện) được lắp đặt để cung cấp điện cho một xã tại tỉnh Gia Lai.
+ Một hệ thống ĐMT liên kết với Phong Điện có tổng công suất 10 kW (8 kW ĐMT và 2 kW Phong Điện) cung cấp điện cho một làng dân tộc thiểu số 40 hộ dân.
+ Chính phủ cũng đã đầu tư để xây dựng 100 hệ thống điện Mặt Trời gia đinh và 200 hệ thống điện Mặt Trời cộng đồng cho cư dân ở các vùng đảo Đông Bắc (đảo Cô Tô) với tổng công suất là 25 kWp.
+ Một dự án tại tỉnh Cao Bằng có công suất 7,5 kW cung cấp điện cho các địa điểm công cộng, trung tâm y tế xã, trường tiểu học và 10 hộ gia đình xung quanh trung tâm xã.
+ Dự án hợp tác giữa bang Northern-Westfalen (Đức) và Bộ Khoa Học, Công Nghệ và Môi Trường có công suất 15 KWp cung cấp điện cho các địa điểm công cộng, trung tâm y tế xã, trường tiểu học và 168 hộ gia đình xung quanh trung tâm xã tại 2 xã miền núi.
+ 400 hệ thống pin Mặt Trời gia đình nữa do Mỹ tài trợ đã được xây dựng cho các cộng đồng ở Tiền Giang và Trà Vinh với tổng công suất 14 kWp.
+ Dự án "Điện Mặt Trời phục vụ rừng phòng hộ Cần Giờ", Solarlab - Phân viện Vật lý TP Hồ Chí Minh. Dự án này là một bộ phận của chương trình "Năng lượng không tập trung và phát triển nông thôn Việt Nam" hợp tác với tổ chức FONDEM (Pháp), một chương trình mẫu về điện khí hóa nông thôn bằng năng lượng mới.
+ Công nghệ Mạng điện cục bộ - Madicub - nhằm đưa điện Mặt Trời vào phục vụ phụ tải điện cho nhà nước của Solarlab cũng đã bắt đầu được đưa vào một số gia đình.
5.7.3. Các vấn đề tồn tại và khả năng giải quyết
Theo phân tích trong các báo cáo gần đây về tiềm năng phát triển điện Mặt Trời tại Việt Nam, những trở ngại chính trong việc khai triển ĐMT là:
- Thiếu nguôn cơ sở dữ liệu có độ tin cậy để nghiên cứu khai triển Năng Lượng Mới tại các địa phương khác nhau
- Thiếu nguồn vốn đầu tư
- Thiếu chính sách rõ ràng trong việc phát triển Năng Lượng Mới từ chính phủ.
- Thiếu các công nghệ hiện đại và phù hợp với Việt Nam, mặt khác các giá thiết bị nhập khẩu còn quá cao so với mức thu nhập của người dân
- Thu nhập thấp và trình độ dân trí kém của dân cư vùng sâu vùng xa
- Thiếu các thông tin phổ biến về Năng Lượng Mới cho người dân
- Thiếu các hợp tác quốc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét