Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

Tái Chế Tế Bào Năng Lượng Mặt Trời Silicon: Một Tương Lai Tươi Sáng

(nangluong.edu.vn) - Các nhà khoa học Hàn Quốc đã phát triển một phương pháp bền vững để tái tạo những phiến silicon (solar wafer) từ pin năng lượng mặt trời cũ và sử dụng silicon tái chế đó làm thành những tế bào năng lượng mặt trời mới.

Khai thác năng lượng mặt trời ứng dụng công nghệ quang điện giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ nhiên liệu hoá thạch. Hàng triệu tấm pin năng lượng mặt trời đảm bảo hiệu suất khoảng 25 năm được lắp đặt mỗi năm sẽ tăng lượng rác thải tế bào năng lượng mặt trời đáng kể trong vài thập kỷ tới. Vì vậy yêu cầu tái chế tại các nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời nhằm giảm tải lượng rác thải từ thiết bị điện – điện tử (WEEE) là điều tất yếu. Việc chế tạo những tấm pin mới từ nguyên vật liệu tái chế không chỉ duy trì độ tin cậy của ngành công nghiệp xanh, mà còn giảm chi phí sử dụng năng lượng mặt trời một cách đáng kể.
Axit mạnh và bazơ loại bỏ các điện cực kim loại; lớp phủ, lớp cực phát (emitter) và các lớp khác được tán thành bột trong một máy nghiền, để lại những phiến silicon nguyên vẹn.

Axit mạnh và bazơ loại bỏ các điện cực kim loại; lớp phủ, lớp cực phát (emitter) và các lớp khác được tán thành bột trong một máy nghiền, để lại những phiến silicon nguyên vẹn.
Nhiều công nghệ tái chế tế bào năng lượng mặt trời silicon hiện tại đều bắt đầu bằng việc tách các phiến silicon ra khỏi tấm pin. Ngay sau đó, các lớp này đều được lược bỏ các tạp chất bằng dung dịch axit hydrofluoric. Dung dịch axit này không những tác động xấu đến môi trường mà còn có thể gây bỏng thậm chí tử vong khi tiếp xúc với da.
Nochang Park và cộng sự thuộc Viện Công nghệ Điện tử Hàn Quốc và Viện Công Nghệ Khoa Học Hàn Quốc đã phát triển một phương pháp hoàn toàn mới tái chế những tấm pin năng lượng mặt trời silicon hết hạn sử dụng. Theo Chemistry World, ông Park nói rằng đây là phương pháp đầu tiên không sử dụng chất hoá học độc tính cao như axit hydrofluoric. Đầu tiên, tấm pin năng lượng mặt trời được nung nóng tới 480°C trong lò để chất keo bên trong các phiến silicon bốc hơi. Thật ngạc nhiên, nếu nhiệt độ tăng lên chính xác 15°C mỗi phút thì không có phiến silicon nào vỡ trong suốt quá ngày nung nóng. Sau khi một phiến silicon nguyên vẹn được lấy ra từ tấm pin, thì điện cực bạc (điện hoá) của nó được tách ra khỏi bề mặt trên cùng bằng axit nitric. Các lớp phủ AR, lớp cực phát và lớp chuyển tiếp p-n sau đó được nghiền thành bột. Cuối cùng, kali hydroxide khắc điện cực nhôm ra khỏi phía sau của phiến silicon. Tế bào năng lượng mặt trời được tái tạo từ những phiến silicon tái chế có hiệu suất ngang bằng những tấm pin được làm từ silicon mới.
Steven Giard, nghiên cứu sự bền vững của cấu trúc nano tại đại học Wisconsin-Whitewater, US đánh giá đây là một phương pháp đáng ghi nhận. “Điều thực sự khác biệt của phương pháp mới này là nó thực sự đơn giản, có thể mở rộng, chi phí không đắt và ít độc hại… Tôi khá bất ngờ rằng tỉ lệ họ có thể phục hồi những phiến silicon nguyên vẹn lên đến 100%”. Efrain Ochoa, chuyên gia tế bào năng lượng mặt trời silicon thuộc đại học Malaga, Tây Ban Nha thực sự ấn tượng “Đây là phương pháp chứng minh một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực tái sinh các phiến silicon, một giải pháp tiềm năng mang lại ảnh hưởng tích cực đến ngành công nghiệp năng lượng tái tạo”

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

5 công nghệ về năng lượng mặt trời thay đổi thế giới

(nangluong.edu.vn) - Với việc chúng ta đang làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng nguồn năng lượng tái tạo chính là nguồn năng lượng tương lai. Liệu có nguồn năng lượng nào dồi dào hơn năng lượng mặt trời - nguồn năng lượng miễn phí có sẵn khoảng 12 tiếng mỗi ngày và thậm chí nhiều hơn ở một vài nước để khai thác? Năng lượng mặt trời đang dần trở thành một trong những nguồn năng lượng tái tạo được tận dụng nhiều nhất qua nhiều năm và các nhà sáng tạo đang tìm kiếm nhiều cách tốt hơn để khai thác nguồn năng lượng này. Đó là các dự án ứng dụng lắp đặt pin năng lượng mặt trời trên mái nhà, phương tiện giao thông, quần áo, điện thoại đi động và nhiều hơn nữa.

Dưới đây là một trong những phát minh thay đổi thế giới về nguồn năng lượng tái tạo:

Chảo gương mặt trời (Mirrored solar dishes)

White_Cliffs_solar_plant
Được biết đến với nhiều ưu điểm nổi trội, nhiều người thường thắc mắc về lý do tại sao năng lượng mặt trời không phải là nguồn năng lượng duy nhất. Điều đó vẫn chưa thành hiện thức vì các thiết bị năng lượng mặt trời còn có giá thành khá cáo. Tận dụng năng lượng từ những vùng được đánh giá là nhiều năng lượng mặt trời như sa mạc cũng không phải là một điều dễ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng việc phát minh ra những chảo gương mặt trời (mirrored solar dishes) có thể là giải phát tối ưu nhất để khai thác năng lượng mặt trời với giá rẻ nhất.
Hệ thống thu năng lượng mặt trời với chi phí thấp có thể thu ánh sáng mặt trời 2000 lần. Chảo mặt trời được bao phủ bởi nhiều lớp gương giúp hướng tia nắng quy tụ vào một vùng nhỏ nhất định. Hình lõm lòng chảo cho phép thu hầu hết tia nắng từ mặt trời xuyên suốt ngày. Thiết kế hệ thống thu năng lượng mặt trời hình lõm được đánh giá là hiệu quả hơn hệ thống pin. Trong khi những hệ thống thông thường chỉ chuyển hoá khoảng 20% nắng từ mặt trời thành năng lượng thì hệ thống chảo gương mặt trời có thể chuyển hoá lên đến 80%.

Pin điện Telsa

Một thử thách khác khi ứng dụng nguồn điện năng lượng mặt trời tái tạo ngoài chi phí thiết bị cao là công nghệ lưu trữ năng lượng. Lưu trữ năng lượng là chìa khoá để biến năng lượng mặt trời trở nên phổ biến hơn ngày nay và đó là nguồn cảm hứng từ pin điện của Telsa. Được mệnh danh là “Năng lượng Telsa”, pin điện được thiết kế nhằm lưu trữ năng lượng mặt trời hiệu quả hơn nhưng loại pin khác trên thị trường hiện nay.
Kết hợp công nghệ pin và công nghệ mặt trời là cách tốt nhất để đảm bảo dòng năng lượng ổn định có giá thành rẻ hơn năng lượng được khai thác từ các nhà máy đốt nhiên liệu hoá thạch. Theo các nhà sáng kiến từ Telsa, họ đang đến gần mục tiêu phổ biến hoá sản phẩm pin của mình tới các công ty thương mại.
“Chia sẻ năng lượng mặt trời” là giải pháp cho những người không có mái nhà để lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời bằng việc chia sẻ nguồn năng lượng từ các hệ thống của hàng xóm với chi phí thấp hơn so với việc họ phải trả cho công ty cung cấp điện.

Hệ thống điện mặt trời di động:

SolarPod-Portable-Solar-Generator-Briefcase-Set-up
Các nước và khu vực phát triển đang hồi phục sau thiên tai tận dụng tối đa từ nguồn năng lượng thay thế như năng lượng mặt trời, nguồn năng lượng hiệu quả, an toàn và rẻ hơn máy phát điện.
Các nhà máy điện có tác động to lớn đến việc giúp các nước hồi phục sau thiên tai bằng việc ứng dụng các hệ thống năng lượng mặt trời di động cho việc chiếu sáng và các trạm sạc điện thoại phục vụ nhân viên cứu trợ. Bộ sản phẩm năng lượng di động bao gồm tấm pin năng lượng mặt trời và hộp điều khiển có hệ thống dự trữ có vai trò thu và lưu trữ năng lượng. Nỗ lực mới nhất trong việc sử dụng nguồn điện di động là sử dụng máy in 3D chạy bằng lượng mặt trời để cung cấp thiết bị y tế tại điểm cứu trợ mà chi phí nhỏ.
Khử muối bằng mặt trời
Nguồn điện mặt trời chuyển hoá năng lượng từ mặt trời thành điện trong khi việc khử muối với mục đích loại bỏ những khoáng chất không cần thiết từ nước biển để sử dụng và cho mục đích nông nghiệp. Vậy làm thế nào để kết hợp hai quá trình đó?
Các nhà nghiên cứu đã phát kiến ra máy chạy bằng lượng mặt trời có chức năng biến nước lợ thành nước uống bằng cách tách muối ra khỏi nước. Bên cạnh khử muối, máy có thể thanh lọc và tẩy sạch nước bằng tia cực tím (Ultraviolet Rays). Nhiều vùng đất ngày nay vẫn phải sống trong điều kiện thiếu nước dù 70% trái đất được bao phủ bởi nước. Sáng kiến này là một trong những giải pháp hiệu quả nhất cung cấp nguồn nước sạch cho sinh hoạt.

Phương tiện chạy bằng năng lượng mặt trời

sunseeker-solar-glider-image-solar-flight_100420707_m
Công nghệ năng lượng mặt trời đã thúc đẩy mạnh mẽ việc cải thiện hệ thống phương tiện di chuyển cả trên không và mặt đất. Chúng ta tiếp xúc nhiều với ánh năng mặt trời trong lúc lái xe, đi tàu hay bay trên không. Các nhà khoa học đã thử nghiệm rất nhiều cách để khai thác nguồn năng lượng này. Cùng với những sáng chế phương tiện di chuyển chạy bằng điện, đã đến lúc chúng ta nên bắt đầu sử dụng năng lượng mặt trời thay thế năng lượng điện.
“Solar Impulse 2” là chiếc máy bay năng lượng mặt trời đầu tiên. Phi công có thể bay đến mọi nơi trên thế giới ngay cả trong đêm cùng với chiếc máy bay được cung cấp nhiên liệu chỉ từ năng lượng mặt trời. Ở Hà Lan còn có cả một con đường chỉ dài bằng 230 feet (70m) tạo ra 3000kWh, tương đương với cung cấp năng lượng cho một hộ gia đình một người trong suốt một năm
Dịch bởi SolarV Vũ Phong – Nguồn: tech.co (5 công nghệ về năng lượng mặt trời thay đổi thế giới)

Nhà máy Gigafactory của Tesla hướng tới chỉ sử dụng năng lượng từ mặt trời

(nangluong.edu.vn) – Theo tiết lộ của một người điều hành của Tesla gần đây, nhà máy “Gigafactory” mà công ty sản xuất xe điện của Mỹ Tesla đang xây dựng ở bang Nevada sẽ không sử dụng điện truyền thống, thay vào đó họ sẽ sử dụng hoàn toàn năng lượng từ các tấm pin năng lượng mặt trời bao phủ mái nhà máy và ngọn đồi gần đó.

Cập nhật mới nhất về dự án này đã được giám đốc kỹ thuật của Tesla, JB Straubel bàn luận trong một cuộc nói chuyện về sự bùng nổ ngành pin toàn cầu tại Đại Học Navada.
Hình: các nhà thiết kế minh hoạ phối cảnh nhà máy Gigafactory của Tesla
Hình: các nhà thiết kế minh hoạ phối cảnh nhà máy Gigafactory của Tesla
Straubel nói trong trường đại học rằng, bằng cách này công ty Tesla muốn làm cho nhà máy Gigafactory như một người đi đầu về việc sử dụng năng lượng hiệu quả và bền vững.
“Bạn biết đấy, điều hiện thực nhất chúng tôi đang làm là bao phủ toàn nhà máy bởi năng lượng mặt trời”, ông Straubel nói – theo Treehugger.
“Toàn bộ mái của Gigafactory được thiết kế với ý tưởng bao phủ năng lượng mặt trời từ ban đầu. Chúng tôi không lắp đặt các thiết bị cơ khí trên mái. Mái nhà máy rất trống trải và chúng tôi dễ dàng bao phủ toàn bộ bằng các tấm pin năng lượng mặt trời
“Mặc dù vậy không gian đó vẫn chưa đủ. Vì vậy chúng tôi phải sử dụng luôn các ngọn đồi xung quanh, nơi mà chúng tôi không có mụch đích sử dụng khác để lắp đặt pin năng lượng mặt trời lên đó”
Theo TreeHugger chỉ ra, Tesla kỳ vọng rất nhiều vào nhà máy này, với kế hoạch sản xuất nhiều pin hơn tổng lượng pin toàn cầu sản xuất được vào năm 2013.
Nếu không có nó, Tesla sẽ gặp trở ngại về nguồn cung cho kế hoạch cung cấp hàng ngàn chiếc xe điện, cũng như cố gắng hạ giá thành đủ thấp để tăng múc độ cạnh tranh của mình trên thị trường.
Hình 2: nhà máy đang trong quá trình xây dựng
Hình 2: nhà máy đang trong quá trình xây dựng
Quay lại với Straubel, ông ấy cũng nhấn mạnh thêm rằng Tesla muốn quản lý chặt sự phát thải từ nhà máy Gigafactory.
Điện năng lượng mặt trời có thể làm một số điều trong việc giảm phát thải từ nhà máy, tuy nhiên chúng tôi đã chắc chắn từ đầu sẽ không sử dụng bất kỳ nguồn năng lượng từ nguyên liệu hoá thạch nào trong nhà máy. Bạn biết đó, phát thải bằng 0. Chúng tôi đang xây dựng một nhà máy không phát thải – như một chiếc xe Tesla chúng tôi đang sản xuất vậy”

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Kinh nghiệm truyền thông đại chúng cho dự án điện hạt nhân đầu tiên

Trong khuôn khổ dự án hợp tác kỹ thuật VIE 2010, phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân - Pha 2 đã diễn ra hội thảo phát triển thông tin và truyền thông điện hạt nhân do Cục Năng lượng nguyên tử, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tổ chức.
 
Giới thiệu mặt bằng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)

Bên lề hội thảo, ông Trần Văn Luyến, Ban Quản lý điện hạt nhân Ninh Thuận, đã chia sẻ những kinh nghiệm truyền thông đại chúng cho dự án điện hạt nhân đầu tiên.
- Xin ông cho biết những thuận lợi và khó khăn trong công tác truyền thông cho dự án điện hạt nhân trong giai đoạn đầu tiên?
Ông Trần Văn Luyến: Trước năm 2007, các hoạt động thông tin đại chúng liên quan đến điện hạt nhân được tiến hành chủ yếu bởi Viện Năng lượng nguyên tử thông qua các hội nghị, hội thảo, triển lãm dành cho các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các công ty và các tổ chức liên quan.
Sau khi Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn thành chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020 năm 2006, trong đó có nói đến việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.
Dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên có sự chỉ đạo xuyên suốt từ Trung ương tới địa phương.
Năm 2007, thành lập Ban chuẩn bị đầu tư dự án điện hạt nhân và năng lượng tái tạo thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam chịu trách nhiệm và triển khai các hoạt động thông tin tuyên truyền.
Đến năm 2008, thành lập văn phòng đại diện Ban chuẩn bị đầu tư tại Ninh Thuận, chịu trách nhiệm phối hợp với địa phương về công tác thông tin tuyên truyền tạo sự đồng thuận tối đa trong dân chúng.
Đến tháng 4/2011, thành lập Ban Quản lý dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận (tiền thân là Ban chuẩn bị đầu tư dự án điện hạt nhân và năng lượng tái tạo) phụ trách các vấn đề quan hệ quốc tế và quan hệ cộng đồng, trong đó tập trung vào cộng đồng địa phương và người dân sinh sống trong vùng dự án.
Đối tượng trong vùng dự án mang quan điểm, suy nghĩ của cộng đồng dân cư đa tôn giáo, nhiều sắc tộc nên để thuyết phục dân chúng, ngoài kiến thức chuyên môn còn cần nhiều kinh nghiệm truyền thông, nói trước đám đông, ứng xử và quan hệ công chúng.
Đặc biệt, sự hoài nghi, quay lưng với điện hạt nhân của số đông trong cộng đồng hay hơn 80% số người được hỏi đều lo ngại về sự cố hạt nhân, về rủi ro phóng xạ đối với sức khỏe con người và môi trường sống. Vì vậy, cách thức thông tin tuyên truyền quyết định sự thành công của dự án.
- Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm truyền thông thực tế đã thành công tại địa điểm triển khai dự án điện hạt nhân?
Ông Trần Văn Luyến: Kinh nghiệm truyền thông tại địa điểm xây dựng dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận được phân chia thành các nhóm, trong đó chú trọng đến nhóm người nhạy cảm như các chức sắc tôn giáo, nhân sỹ trí thức trong cộng đồng dân tộc Chăm... bởi họ có trách nhiệm, có tiếng nói và ảnh hưởng tới cộng đồng của họ, một tiếng nói của họ đáng trăm giờ thuyết trình của tuyên truyền viên.
Bên cạnh đó vẫn tuyên truyền đến các nhóm thông thường, hộ gia đình... Đáng chú ý, khi tuyên truyền tại địa điểm dự án phải nói tới mục tiêu cần phát triển điện hạt nhân, nguyên nhân chọn Ninh Thuận là nơi xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, cũng như điện hạt nhân là gì và có ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường và con người hay không.
Điều đặc biệt quan tâm là việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Ninh Thuận thì Ninh Thuận được gì hay quốc gia được gì khi xây dựng điện hạt nhân.
Thực tế việc truyền thông tại địa điểm dự án giai đoạn đầu khá vất vả, Ban Quản lý điện hạt nhân Ninh Thuận tổ chức tới 100 hội thảo "bỏ túi" nghĩa là chỉ với máy tính, màn chiếu để đến những nơi người dân cần thông tin và chưa hiểu điện hạt nhân tuyên truyền cho họ hiểu và ủng hộ.
Đặc biệt, trong quá trình truyền thông người dân vùng dự án mong muốn nhiều hơn những gì họ được hưởng về bồi thường, muốn nhiều lợi ích hơn, cũng như quan tâm đến ảnh hưởng của an toàn phóng xạ, môi trường và con cái họ có được tham gia vào đào tạo nguồn nhân lực, làm việc cho nhà máy điện hạt nhân hay không...
Vì vậy, việc thông tin và truyền thông để người dân ủng hộ và hài hòa lợi ích rất quan trọng. Có thể nói đến thời điểm này, việc thông tin và truyền thông đã đạt kết quả bước đầu. Tuy nhiên việc thông tin và truyền thông phải thường xuyên, liên tục trong thời gian trước khi xây dựng, đang hoạt động và kể cả khi nhà máy dừng hoạt động.
Để công tác thông tin, tuyên truyền đạt hiệu quả, tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020./.
Solarv Team

Lượng khí thải bình quân đầu người đã giảm tại nhiều nước G20

Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính bình quân đầu người đã giảm tại nhiều nước thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), một chuyển biến tích cực trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Khí thải từ các nhà máy. (Ảnh: Reuters)

Theo kết quả nghiên cứu của tổ chức Climate Transparency (CT) công bố ngày 10/11, mức khí thải bình quân đầu người trong giai đoạn 2007-2012 ở Australia, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU), Nam Phi và Mexico đang có xu hướng giảm dần.
Báo cáo cũng ghi nhận việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo đang ngày càng trở nên phổ biến hơn tại 15 quốc gia thành viên G20.
Cựu Bộ trưởng Môi trường Costa Rica đồng thời cũng là đồng Chủ tịch CT Alvaro Umana cho biết việc các quốc gia G20 tham gia sâu rộng hơn vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu được coi là một dấu mốc ngoại giao quan trọng sau nhiều năm bất đồng giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển xung quanh vấn đề mang tính toàn cầu này.
Tuy đã có những kết quả khả quan, ông Umana nhấn mạnh G20 vẫn cần phải hành động nhiều hơn nữa vì tổng quan mức khí thải gây hiệu ứng nhà kính bình quân đầu người ở các quốc gia này là 11 tấn/người/năm, trong khi để kiểm soát được mức nóng lên toàn cầu thì con số này chỉ được phép dao động từ 1-3 tấn/người/năm vào 2050.
Các nước G20 phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp nhằm giảm mức khí thải nhà kính trong các hoạt động sản xuất kinh doanh để cùng thực hiện mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt toàn cầu ở 2 độ C so với nền nhiệt thời kỳ trước cách mạng công nghiệp, từ đó hạn chế những hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, lũ lụt và nước biển dâng.
Ước tính, lượng khí thải nhà kính mà các nước G20 thải ra mỗi năm chiếm 3/4 lượng khí thải toàn cầu.
Trong 1/4 thế kỷ qua, lượng khí thải nhà kính ở nhóm các quốc gia này tăng gần 50% trong khi mức khí thải bình quân đầu người cũng tăng 18%.
Lãnh đạo G20 sẽ gặp gỡ tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15-16/11 tới để bàn về các vấn đề biến đổi khí hậu trước thềm Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu toàn cầu (COP21) do Pháp chủ trì từ 30/11-11/12 tới./.
 
Solarv Team

Saudi Arabia lên kế hoạch giảm 130 triệu tấn khí thải mỗi năm

Thông báo ngày 11/11 của Chính phủ Saudi Arabia cho biết sẽ đa dạng hóa nền kinh tế nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, theo đó quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới này có thể cắt giảm 130 triệu tấn khí thải carbon mỗi năm vào năm 2030.
Ảnh minh họa. (Nguồn: visiontimes.com)
Saudi Arabia là thành viên cuối cùng trong nhóm 20 nền kinh tế chủ chốt thế giới (G20) trình kế hoạch cắt giảm khí thải lên Liên hợp quốc trước thềm Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, dự kiến diễn ra từ ngày 30/11 đến 11/12 tại Paris (Pháp). Đây là động thái hiếm hoi giữa lúc Saudi Arabia lo ngại nền kinh tế đất nước có thể bị de dọa khi thế giới dần chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng các loại năng lượng tái tạo.
Mặc dù không đề cập chi tiết kế hoạch cắt giảm khí thải, Chính phủ Saudi Arabia tuyên bố đặt mục tiêu giảm 130 triệu tấn carbon dioxide (CO2) quy đổi mỗi năm vào năm 2030 thông qua kế hoạch đa dạng hóa nền kinh tế và các chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu. Các nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ sẽ được tái đầu tư cho các lĩnh vực có lượng khí phát thải thấp hơn như tài chính, y tế, du lịch, giáo dục, năng lượng tái tạo... nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, Saudi Arabia cũng sẽ tăng cường sử dụng năng lượng hiệu quả hơn và đẩy mạnh đầu tư để phát triển các nhà máy phát điện sử dụng năng lượng Mặt Trời, gió và địa nhiệt.
Saudi Arabia dựa chủ yếu vào nguồn thu khổng lồ từ dầu mỏ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngân sách, nhưng giá dầu sụt mạnh thời gian qua khiến Riyadh phải đưa ra các biện pháp khắc khổ. Cho tới nay, Saudi Arabia đã phát hành hơn 100 tỷ riyal (27 tỷ USD) trái phiếu nhưng con số này vẫn không thể đáp ứng được các khoản chi khổng lồ.
Saudi Arabia dự báo thâm hụt ngân sách của nước này trong năm nay sẽ ở mức 39 tỷ USD.
Trong hơn một năm qua, giá dầu mỏ trên thị trường thế giới đã giảm hơn một nửa xuống dưới 50 USD/thùng, khiến Saudi Arabia bị thâm hụt ngân sách 17,5 tỷ USD năm 2014, đánh dấu lần thâm hụt thứ hai kể từ năm 2002.
Theo Vietnamplus

Hàng nghìn sản phẩm tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội lần thứ 2



Triển lãm quốc tế về xây dựng Vietbuild Hà Nội lần thứ 2 đã khai mạc sáng 11/11, tại Hà Nội.

Hàng nghìn sản phẩm vật liệu xây dựng mới, công nghệ hiện đại nhất của 400 doanh nghiệp trong nước và đến từ 15 quốc gia cũng như vùng lãnh thổ, đã có mặt tại Triển lãm quốc tế về xây dựng Vietbuild Hà Nội lần thứ 2.
Trong 1.260 gian hàng trưng bày tại triển lãm, có 36 doanh nghiệp đạt giải “Gian hàng quy mô – Đẹp ấn tượng”. Nhằm xúc tiến thương mại, phát triển các mối liên kết trong ngành xây dựng trong và ngoài nước, triển lãm đã giới thiệu một số sản phẩm xây dựng hiện đại, cao cấp mới như: Bê tông bọt chống nóng, ván tre ép, gỗ có độ bền như xi măng, gỗ nhựa ngoài trời, các loại sơn siêu chống thấm, tính năng siêu bền, không độc hại, các loại cửa thép không gỉ.

Bên cạnh các gian hàng truyền thống, giới thiệu vật liệu xây dựng, trang trí nội – ngoại thất, nét mới của triển lãm lần này là có hơn 10 gian hàng bất động sản giới thiệu, trưng bày hơn 20 dự án nhà ở, với các kiểu mẫu nhà sử dụng các vật liệu xây dựng cùng hệ thống máy năng lượng mặt trời thân thiện với môi trường.
Triển lãm sẽ diễn ra trong 5 ngày (từ hôm nay) và có nhiều hội thảo chuyên ngành về xây dựng, giao lưu và diễn đàn doanh nghiệp.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV