Ngôi nhà mang tên Solar-Active-House, trang bị hệ thống sưởi bằng năng lượng mặt trời thông qua bể chứa nước và bộ thu nhiệt đã được đưa vào thử nghiệm để xác định nền tảng khoa học và những điểm cần cải tiến cho khái niệm của những căn nhà mới này.
Solar-Active-Houses đã lấy phần lớn nhiệt lượng từ mặt trời - Ảnh: Science Daily
Ngôi nhà này làm nóng bằng cách sử dụng bể chứa nước và bộ thu nhiệt. Song chưa có đánh giá khách quan đối với hiệu quả hoạt động của những thiết bị này. Những nhà nghiên cứu ở Fraunhofer đã đưa vào thử nghiệm một số ngôi nhà hoạt động bằng nguồn năng lượng mặt trời.
Là một thiết kế rất lý tưởng, Solar-Active-Houses có thể đạt được hiệu suất năng lượng mà Liên minh châu Âu đã đưa ra. Trong đó, quy định tất cả công trình được xây dựng từ năm 2021 trở đi phải là những tòa nhà chỉ được tiêu thụ một khối lượng nhiên liệu tối thiểu.
Theo lý thuyết, các ngôi nhà năng lượng mặt trời có thể khai thác nguồn
điện năng lượng mặt trời nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu sưởi ấm của một công trình. Solar-Active-Houses đã tạo ra khoảng 60% lượng nhiệt cần thiết bằng cách dùng bộ thu nhiệt năng lượng mặt trời với mức giá phải chăng.
Trong suốt mùa thu và mùa xuân, một bồn chứa 5.000 lít và 40m2 bộ thu nhiệt năng lượng mặt trời đủ cho một căn nhà với một hộ gia đình nhỏ. Từ tháng 11 đến tháng giêng năm sau, cần dùng thêm 40% năng lượng từ lò hơi được đốt bằng gỗ.
Đến nay, những thiết kế của ngôi nhà sử dụng năng lượng mặt trời chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của cá nhân chuyên gia. Vì thế, những nhà nghiên cứu quyết định tìm ra cách để tiếp tục tối ưu hóa năng lượng mặt trời ở những ngôi nhà dùng năng lượng mặt trời.
Trên cơ sở đó họ đã đưa ra một mô hình mô phỏng thích hợp để tiến hành xem xét những khía cạnh khác nhau.
MINH TÂM (Theo Science Daily)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét